CHÀNG HIỆP SĨ NƠI THÀNH PHỐ BIỂN
Giờ đây khi nghe nói đến Phạm Thanh Sơn ở thành phố Vũng Tàu thì hẳn có nhiều người biết rõ về anh, nhất là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực phía nam, bởi trong số họ không ít người đang sử dụng những phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin do anh lập trình.
Tôi quen biết với anh Phạm Thanh Sơn một cách khá tình cờ. Khoảng cuối năm 2004, khi đó tôi đang ở quê Nam Định thì nhận được điện thoại của một người bạn là chị Võ Thị Ngọc Mai (hiện chị Mai là chủ tịch hội người khuyết tật Tp.Vũng Tàu), chị nói: “Giang à, chị đang ngồi với Phạm Thanh Sơn đây!”. Tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Sơn nào vậy chị?”. Chị bảo: “Phạm Thanh Sơn mới được Báo Echip phong Hiệp Sĩ CNTT hôm vừa rồi đấy! Chị thấy Sơn và em có hoàn cảnh khá giống nhau nên điện thoại để cho hai anh em biết nhau!”. Thế rồi từ đó tôi và anh Sơn thường xuyên liên lạc, trò chuyện với nhau qua email và điện thoại, nên qua đó mà tôi đã biết được về anh, một con người từ dưới đáy tuyệt vọng đã cố gắng vùng lên chứng tỏ sức sống mãnh liệt và khả năng của mình.
Thường ngày anh Phạm Thanh Sơn làm việc liên tục nhiều giờ trong tư thế này:
Định mệnh nghiệt ngã
Anh kể, năm 1989, tuổi 21 tràn đầy nhiệt huyết, học xong trường Trung cấp Lâm nghiệp, anh tình nguyện ra Côn Đảo làm việc. Một năm sau thì anh trở về đất liền để đi học một khóa tin học- khi đó, tin học vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với mọi người. Hoàn thành khóa học, anh được công ty EDC tại Tp.Vũng Tàu nhận vào làm việc ở phòng Điện toán. Sau đó, anh tiếp tục ghi danh theo học lớp tại chức của Đại học Ngoại Thương và lập trình quản lý tin học ứng dụng. Khi đó với anh, tất cả mọi ước mơ, hoài bão, mọi dự tính cho tương lai đều đang ở trong tầm tay.
Tuy vậy, người tính không bằng trời tính. Trong dịp lễ nghỉ 30/04/1994, công ty EDC tổ chức cho nhân viên đi tham quan suối nước nóng Bình Châu. Một cú nhảy bất cẩn trên tấm ván hồ bơi đã gây chấn thương nặng vào đốt sống cổ dẫn đến tình trạng tứ chi bị bại liệt hoàn toàn. Sau hai năm trời chữa chạy trong sự vô vọng và tốn kém về tiền bạc tại các bệnh viện ở Sài Gòn, gia đình phải đành lòng đưa anh về nhà.
Giữa tuổi thanh niên sung sức với bao ước mơ, dự định sắp thành hiện thực, phút chốc anh trở thành một phế nhân, nên tinh thần của anh lâm vào tình trạng khủng hoảng cao độ. Rồi trong cơn tuyệt vọng tới cùng cực, không ít lần anh đã tìm tới cái chết hòng xem đó như là một sự giải thoát. Và một trong những lần đó là anh đã lừa cho một đứa bé hàng xóm đổ vào miệng mình gần 100 viên thuốc ngủ, nhưng ý định đó không thành vì gia đình đã phát hiện kịp thời.
Lần thứ hai tỉnh lại trong bệnh viện, hình ảnh đầu tiên mà anh nhìn thấy là dáng vóc gầy guộc, khắc khổ của người cha khi đó đang ngồi bên giường bệnh, bất chợt trong anh trào lên một xúc cảm nghẹn ngào, anh ngộ ra về trách nhiệm của một người con với cha mẹ, anh thoáng nghĩ tới cảnh cha mẹ anh sẽ phải đớn đau, dằn vặt tới chừng nào nếu như anh, đứa con độc nhất của họ sẽ mãi mãi lìa xa. Và cũng từ giây phút đó, anh đã xác định cho mình một con đường, một lẽ sống, đó chính là phải sống để đền đáp công ơn của cha mẹ.
Giữa tuổi thanh niên sung sức với bao ước mơ, dự định sắp thành hiện thực, phút chốc anh trở thành một phế nhân, nên tinh thần của anh lâm vào tình trạng khủng hoảng cao độ. Rồi trong cơn tuyệt vọng tới cùng cực, không ít lần anh đã tìm tới cái chết hòng xem đó như là một sự giải thoát. Và một trong những lần đó là anh đã lừa cho một đứa bé hàng xóm đổ vào miệng mình gần 100 viên thuốc ngủ, nhưng ý định đó không thành vì gia đình đã phát hiện kịp thời.
Lần thứ hai tỉnh lại trong bệnh viện, hình ảnh đầu tiên mà anh nhìn thấy là dáng vóc gầy guộc, khắc khổ của người cha khi đó đang ngồi bên giường bệnh, bất chợt trong anh trào lên một xúc cảm nghẹn ngào, anh ngộ ra về trách nhiệm của một người con với cha mẹ, anh thoáng nghĩ tới cảnh cha mẹ anh sẽ phải đớn đau, dằn vặt tới chừng nào nếu như anh, đứa con độc nhất của họ sẽ mãi mãi lìa xa. Và cũng từ giây phút đó, anh đã xác định cho mình một con đường, một lẽ sống, đó chính là phải sống để đền đáp công ơn của cha mẹ.
Dùng kiến thức để làm chủ cuộc sống
Ban đầu thì cái dự định và quyết tâm chấp nhận hoàn cảnh để hòa nhập với cuộc sống của anh đã vấp phải không ít những khó khăn, trở ngại. Những đồng tiền ít ỏi mà cha mẹ dành dụm được đã dốc hết vào việc chạy chữa cho anh, không những thế mà gia đình anh còn phải mang nợ họ hàng, bè bạn những khoản không nhỏ. Và đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Khi con người bị dồn vào bước đường cùng thì mọi sức mạnh tiềm ẩn sẽ bộc lộ”, câu nói đó hoàn toàn đúng với trường hợp hoàn cảnh của anh Phạm Thanh Sơn.
Việc đầu tiên là anh thuyết phục cha mẹ đổi căn nhà mặt tiền lấy một căn nhà nhỏ trong hẻm, số tiền dư ra từ cuộc trao đổi đó dùng để trang trải nợ nần, phần còn lại anh dành vào việc mua một chiếc máy vi tính để thực hiện dự định của mình. Sau này người cha của anh Sơn có kể lại với mọi người rằng: “Thực sự lúc đó vợ chồng tôi không tin tưởng vào việc làm đó của Sơn, nhưng thấy Sơn quyết tâm như vậy nên cũng đành chiều con, cũng xem như là việc cưới vợ cho nó vậy.”
Mua được máy tính, anh bắt đầu dạy tin học miễn phí cho những đứa trẻ quanh nhà và cũng là để ôn lại kiến thức đã học, đồng thời anh nhờ bạn bè tìm mua thêm sách tin học về đọc. Ngoài sự động viên của cha mẹ thì đó cũng là lúc anh được bạn bè xúm lại khuyến khích, giúp đỡ trong điều kiện có thể. Một thời gian sau thì anh mở lớp dạy tin học ngoài giờ cho những người đã đi làm. Công việc này mang lại cho anh niềm hứng khởi rất lớn, nó xóa đi sự mặc cảm trong anh và có được một khoản thu nhập đáng kể để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày.
Việc đầu tiên là anh thuyết phục cha mẹ đổi căn nhà mặt tiền lấy một căn nhà nhỏ trong hẻm, số tiền dư ra từ cuộc trao đổi đó dùng để trang trải nợ nần, phần còn lại anh dành vào việc mua một chiếc máy vi tính để thực hiện dự định của mình. Sau này người cha của anh Sơn có kể lại với mọi người rằng: “Thực sự lúc đó vợ chồng tôi không tin tưởng vào việc làm đó của Sơn, nhưng thấy Sơn quyết tâm như vậy nên cũng đành chiều con, cũng xem như là việc cưới vợ cho nó vậy.”
Mua được máy tính, anh bắt đầu dạy tin học miễn phí cho những đứa trẻ quanh nhà và cũng là để ôn lại kiến thức đã học, đồng thời anh nhờ bạn bè tìm mua thêm sách tin học về đọc. Ngoài sự động viên của cha mẹ thì đó cũng là lúc anh được bạn bè xúm lại khuyến khích, giúp đỡ trong điều kiện có thể. Một thời gian sau thì anh mở lớp dạy tin học ngoài giờ cho những người đã đi làm. Công việc này mang lại cho anh niềm hứng khởi rất lớn, nó xóa đi sự mặc cảm trong anh và có được một khoản thu nhập đáng kể để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, việc dạy tin học chỉ tồn tại được hai năm thì phải dừng lại. Do phải ngồi quá nhiều nên phần mông của anh bị hoại tử, gia đình lại phải đưa anh vào bệnh viện để các bác sĩ phẫu thuật, điều trị. Sự cố đó đã khiến anh phải từ bỏ việc dạy tin học vì không thể ngồi lâu trên xe lăn, và kể từ đó anh luôn phải nằm trên giường, chiếc giường chung thân của cuộc đời anh.
Chán nản, thất vọng nhưng không vì thế mà anh nản chí. Anh tiếp tục nhờ bạn bè mua sách để nghiên cứu việc viết phần mềm ứng dụng. Sau một thời gian tự mày mò thử nghiệm rồi cuối cùng anh đã cho ra đời sản phẩm đầu tay: “Hệ thống quản lý kế toán ASA” đó là thời điểm cuối năm 2001. Sau khi phần mềm hoàn thành, bạn bè lại chung sức giúp anh giới thiệu ra thị trường và đã có khách hàng mua phần mềm ấy với giá 6 triệu đồng. Thành công ban đầu này đã khích lệ anh rất nhiều, nó làm cho anh tự tin hơn. Danh sách khách hàng là các doanh nghiệp đặt mua phần mềm kế toán này mỗi ngày một nhiều hơn (cho tới nay đã có khoảng hơn 200 đơn vị trong cả nước sử dụng phần mềm “Hệ thống quản lý kế toán ASA” của anh). Và tháng 12/2004 thì Cục bản quyền Tác giả đã chứng nhận tác phẩm “Hệ thống quản lý kế toán ASA” cho tác giả chủ sở hữu Phạm Thanh Sơn, và cũng thời điểm đó, anh được tạp chí tin học Echip tặng danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2004”. Không tự bằng lòng và dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu để viết các phần mềm ứng dụng khác như: “Hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp và sự nghiệp có thu”, “Quản lý giao dịch chứng khoán”, “Quản lý tài sản cố định”,v.v... Hiện tại những phần mềm này cũng đã được thị trường đón nhận và mang về cho anh những hợp đồng có trị giá hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tới năm 2008, thì anh đã chính thức thành lập công ty TNHH mang tên “Công ty sản xuất phần mềm máy tính ASA” do anh trực tiếp làm giám đốc. Công ty chuyên về làm dịch vụ tư vấn kế toán, thuế, làm sổ sách báo cáo tài chính, sản xuất phần mềm quản lý ứng dụng,v.v… Sắp tới công ty ASA sẽ triển khai mạnh mẽ về mảng viết phần mềm ứng dụng, và làm dịch vụ kế toán tổng hợp. Và tháng 11/2010 này anh cũng sẽ khai trương trụ sở mới khang trang, bề thế hơn tại địa chỉ: 72, Huỳnh Khương An, P.3, Tp.Vũng Tàu.
Có tận mắt chứng kiến anh làm việc mỗi ngày mới thấy ý chí của anh bền bỉ đến mức nào. Hàng ngày anh làm việc liên tục từ sáng sớm tới đêm khuya trong tư thế nằm ngửa trên giường, chiếc bàn phím và con chuột máy tính được đặt trên một cái giá thiết kế đặc biệt nằm ngay phía trên bụng, hai bàn tay yếu ớt cứ thế kiên nhẫn từng chút, từng chút. Rồi tránh cho cơ thể không bị hoại tử, cứ độ 15-20 phút thì người nhà lại phải xoa bóp, vận động cho anh để mạch máu được lưu thông.
Dù mất đi gần như toàn bộ sức lực nhưng anh vẫn đang sống thực sự hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh đã tự khẳng định nghị lực sống và khả năng, trí tuệ của mình trước hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã.
Tới năm 2008, thì anh đã chính thức thành lập công ty TNHH mang tên “Công ty sản xuất phần mềm máy tính ASA” do anh trực tiếp làm giám đốc. Công ty chuyên về làm dịch vụ tư vấn kế toán, thuế, làm sổ sách báo cáo tài chính, sản xuất phần mềm quản lý ứng dụng,v.v… Sắp tới công ty ASA sẽ triển khai mạnh mẽ về mảng viết phần mềm ứng dụng, và làm dịch vụ kế toán tổng hợp. Và tháng 11/2010 này anh cũng sẽ khai trương trụ sở mới khang trang, bề thế hơn tại địa chỉ: 72, Huỳnh Khương An, P.3, Tp.Vũng Tàu.
Có tận mắt chứng kiến anh làm việc mỗi ngày mới thấy ý chí của anh bền bỉ đến mức nào. Hàng ngày anh làm việc liên tục từ sáng sớm tới đêm khuya trong tư thế nằm ngửa trên giường, chiếc bàn phím và con chuột máy tính được đặt trên một cái giá thiết kế đặc biệt nằm ngay phía trên bụng, hai bàn tay yếu ớt cứ thế kiên nhẫn từng chút, từng chút. Rồi tránh cho cơ thể không bị hoại tử, cứ độ 15-20 phút thì người nhà lại phải xoa bóp, vận động cho anh để mạch máu được lưu thông.
Dù mất đi gần như toàn bộ sức lực nhưng anh vẫn đang sống thực sự hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh đã tự khẳng định nghị lực sống và khả năng, trí tuệ của mình trước hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã.
Tri ân với đời
Một lần trong lúc trò chuyện, anh nói với tôi rằng: “Để có được thành công hôm nay thì sự cố gắng, nỗ lực của bản thân anh chỉ là một phần nhỏ bé, mà cái chính đó là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của gia đình và bè bạn. Vì vậy anh cũng muốn tri ân với đời bằng cách giúp lại cho những người thiếu may mắn như mình”.
Với cương vị là Phó chủ tịch hội người khuyết tật Tp.Vũng Tàu từ khi thành lập hội cho tới nay, anh đã luôn chú tâm và hết lòng giúp đỡ cho những người có cùng cảnh ngộ. Hiện trong công ty của anh có 10 người thì tới 7 là người khuyết tật, anh đã trực tiếp đào tạo cho họ có trình độ tin học rồi nhận vào làm việc với mong muốn sẽ phần nào chia sẻ được với họ những khó khăn mà anh từng trải qua.
Với cương vị là Phó chủ tịch hội người khuyết tật Tp.Vũng Tàu từ khi thành lập hội cho tới nay, anh đã luôn chú tâm và hết lòng giúp đỡ cho những người có cùng cảnh ngộ. Hiện trong công ty của anh có 10 người thì tới 7 là người khuyết tật, anh đã trực tiếp đào tạo cho họ có trình độ tin học rồi nhận vào làm việc với mong muốn sẽ phần nào chia sẻ được với họ những khó khăn mà anh từng trải qua.
Ngoài ra, anh còn tích cực vận động một số nhà hảo tâm giúp mở một lớp dạy tin học miễn phí cho người khuyết tật. Và tâm huyết ấy của anh đã có được thành quả, khi với hơn 10 học viên của khóa học đầu tiên, sau khi hoàn thành khóa học, đều đã có công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân.
Có thể nói, Phạm Thanh Sơn không chỉ là người có ý chí, giàu nghị lực, mà anh còn có một tấm lòng bao dung, nhân ái. Anh đã cho chúng ta thấy được những điều kỳ diệu từ cuộc sống của mình. Hy vọng rằng qua những cố gắng và thành công của anh, cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn chân xác hơn về người khuyết tật để có thể giúp đỡ, tạo cơ hội cho họ hòa nhập với cuộc sống.
Trần Hồng Giang
(Bài đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết "Người khuyết tật và Thị trường lao động" do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, tháng 11/2010)
(Bài đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết "Người khuyết tật và Thị trường lao động" do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, tháng 11/2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét