Ngày 02- 09 - 2015 tôi được đại diện cho chị em
Phụ nữ khuyết tật tiêu biểu tại Việt Nam tới Seoul – Korea tham dự Hội nghị Đại hội Phụ nữ
khuyết tật Thế giới lần III, Hội nghị diễn ra trong 4 ngày, từ mùng
03-06/09/2015.
Có hơn 1.000 Đại biểu từ
54 quốc gia tới Hàn Quốc tham dự Hội nghị, cùng với các vị Đại sứ của 28 quốc gia. Để hỗ trợ cho những người tham gia và
làm việc cho Hội nghị, đã có khoảng 600 tình nguyện viên là những sinh
viên từ tiểu học, trung học, cao đẳng và các trường Đại học, thêm vào đó là cha
mẹ của họ.
Tổng cộng, khoảng 2.000 người đã tham gia Hội nghị từ ngày đầu tiên đến
ngày cuối cùng, và con số này bao gồm những người tham gia và tình nguyện viên
đã đề cập ở trên, các thành viên danh dự từ Đại sứ quán, các phóng viên từ đài
phát thanh truyền hình, các nhà báo, các thành viên từ quốc hội Hàn Quốc, nhiều
nhân vật quan trọng, các tổ chức, và rất nhiều Phụ nữ khuyết tật đến từ năm châu bốn biển với các màu da và dạng tật khác nhau..
Khẩu hiệu của Đại Hội đồng BEYOND
PHÂN BIỆT, ĐỐI VỚI ĐOÀN KẾT! - Giáo dục & Trao quyền cho Jobs bền vững. Chúng tôi đã thảo luận trao quyền cho dạy nghề, giáo dục và
đào tạo cho phụ nữ khuyết tật. Và nói về chính sách quốc gia 'liên quan đến
việc làm bền vững cho phụ nữ khuyết tật, mục đích để xây dựng quan hệ đối tác
toàn cầu để tạo ra công ăn việc làm bền vững cho phụ nữ khuyết tật trên toàn
thế giới.
Hội nghị được tổ
chức tại tòa nhà Quốc Hội, tại Seoul. Rất long trọng và hoành tráng, mạng lưới an ninh
được khép kín. Đoàn xe đưa Đại biểu PN NKT gồm 6 xe lớn, có thang nâng cho NKT
dễ đi chuyển, có đoàn cảnh sát đi trước và sau để dẹp đường.
Nội dung của Hội nghị nói về hệ thống giáo dục,
dạy nghề và việc làm cho chị em phụ nữ khuyết tật. Bài trình bày như dự định
của Ban tổ chức thì có tới 11 nước trình bày, nhưng do thời gian không đủ, nên
rút lại chỉ có 6 nước được trình bày, mỗi bài 10 phút. Qua những bài trình bày
của các nước đều có điều kiện kinh tế phát triển, luật pháp và chính sách của
Nhà nước họ rất quan tâm tới NKT, đặc biệt là với chị em Phụ nữ. Tất cả các sản
phẩm họ sản xuất đều có đầu ra, do các ban ngành yêu cầu phải tiêu thụ sản phẩm
cho NKT có việc làm để họ có thu nhập, vì thế cho nên cuộc sống của họ rất khá.
Ở
Việt Nam, công tác giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật được Nhà nước đặc
biệt quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở dạy
nghề cho đến chính sách trợ giúp người khuyết tật được học tập và đào tạo nghề,
chính sách ưu đãi cho người dạy nghề cho NKT.
Các loại hình giáo dục phù hợp với NKT đã được
triển khai, đến nay đã tổ chức được ba loại hình giáo dục gồm: Giáo dục hoà
nhập, giáo dục chuyên biệt và giáo dục hội nhập/ bán hoà nhập. Với ba loại hình
này đã tạo điều kiện tốt nhất để NKT lựa chọn tham gia loại hình giáo dục phù
hợp với mức độ khuyết tật và năng lực bản thân.
Thúc đẩy bình đẳng và trao quyền cho Phụ nữ
khuyết tật có sự tham gia tích cực và vai trò thúc đẩy quan trọng của Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội của / vì người khuyết tật.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với mạng lưới tổ chức Hội các cấp ở cả 63 tỉnh
thành phố với trên 15 triệu hội viên trên cả nước đã triển khai các chương
trình, hoạt động trợ giúp phụ nữ khuyết tật. Hàng năm Trung ương Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội thực hiện việc tuyên truyền phổ biến Luật
Người khuyết tật, Luật hôn nhân gia đình cho các hội viên. Phối hợp với Sở Lao
động Thương Binh xã hội, các địa phương rà soát, thống kê đối tượng , nắm rõ
tình hình đời sống, hoàn cảnh cụ thể từng phụ nữ khuyết tật, lập kế hoạch hỗ
trợ phù hợp. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phụ nữ, trên 40 Hiệp hội
Phụ nữ các tỉnh thành lập dược trung tâm dạy nghề, hàng năm Hội phụ nữ các địa
phương mở hàng trăm lớp dạy nghề cho phụ nữ khuyết tật. Các Hiệp hội đã tín
chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn cho Hội viên là Phụ nữ khuyết tật
để kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm, phát triển kinh tế qua đó nâng cao tiếng
nói, vị thế của phụ nữ khuyết tật trong gia đình và cộng đồng, góp phần quan
trọng thúc đẩy hoà nhập cộng đồng và thực hiện quyền của phụ nữ khuyết tật.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi, còn biết bao
điều khó khăn với chị em phụ nữ NKT. Do kinh tế còn khó khăn, thời tiết, thiên
tai không thuận lợi, nên NKT còn gặp bao điều bất cập. Nhìn lên, rồi lại nhìn
xuống chị em Phụ nữ NKT Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, nhất là ở những vùng
nông thôn hay vùng sâu, vùng xa. Dù đã có chính sách hỗ trợ việc làm, nhưng
không phải họ lúc nào cũng được ổn định và đầy đủ, sản xuất kinh doanh thì chưa
có đầu ra. Ai sẽ là người sẽ mua số lượng sản phẩm nhiều cho họ? Họ sản xuất ra
nhiều, nhưng không biết bán cho ai. Đó chính là sự bế tắc!
Qua các báo cáo của họ thấy họ thì tôi lại nghĩ
về đất nước của mình. Rất mong rằng luật, chính sách xã hội sớm đi vào thực thi
một cách triệt để, thì lúc đó chị em Phụ nữ NKT Việt nam mới thật sự hạnh phúc
và mãn nguyện khi sánh vai với phụ nữ NKT năm châu.
Kết thúc Hội nghị đoàn Đại biểu được đi tham
quan Tập đoàn Samsung và Cung điện Duksu, núi Namsan, mỗi nơi đều để lại ấn
tượng cho chúng tôi không ít. Buổi tối thì trở về thăm Trung tâm phát triển
nguồn lực của Phụ nữ Hàn Quốc. Sau chương trình văn nghệ là bữa tiệc liên hoan
chia tay. Rồi mỗi đại biểu được Ban tổ chức trao Bằng chứng nhận tham gia Đại
hội lần III và được tặng quà lưu niệm.
Ban tổ chức chương trình rất chu đáo với từng
Đại biểu, ai cũng hài lòng và vui vẻ, các Tình nguyện viên thì rất năng nổ, các
em là học sinh, sinh viên người Hàn Quốc nên không biết tiếng anh nhiều, nhưng
rất nhiệt tình vui vẻ.
Đêm chia tay mọi người cùng bịn rịn lưu luyến
nhau, chỉ khoảng 50% biết tiếng anh, họ nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ mà vẫn
rất vui, cùng nhau nhảy múa ca hát không phân biệt dạng tật và màu da, ngôn ngữ
chúng tôi cứ vui và vui hết mình. 4 năm một lần, mong có ngày tái ngộ.
Tôi
cũng rất tự hào cho Phụ nữ NKT Việt Nam nói chung và Phụ nữ NKT trên toàn thế
giới nói riêng rằng: Chúng tôi luôn luôn cố gắng hết mình vì sự tiến bộ và hòa
nhập của Phụ nữ NKT trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ tự tin sánh vai cùng các
bạn vào những ngày không xa.
Vũng Tàu ngày 08/09/2015
Ms:
Võ Ngọc Mai