Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

MỘT LẦN RU NGỌAI


” MỘT LẦN  RU NGỌAI”

KỶ NIỆM NGỌT NGÀO NGÀY XƯA CỦA TÔI…

VÕ THỊ NHƯ MAI



“Lâu lâu nhớ ngoại con về

Ba bên gió thổi bốn bề nắng vương

Mắt nhìn me dốp ổi ương

Nhìn cau mọc thẳng mà thương lưng còng

Từ ông như nước xuôi dòng

Một mình ngoại phải lắng trong gạn ngoài

Chạy từng hạt muối củ khoai

Xuống đông ngăn bão lên đoài cản giông

Hết lo con gái ế chồng

Lại đàn cháu dại lông bông suốt ngày

Mỏi mòn như chiếc cối xay

Ngoại quay theo những vòng quay cuộc đời

Con về nhặt lá trầu rơi

Vàng lên nỗi nhớ bao lời hát ru

Rưng rưng từ phía xa mù

Như thầm vọng lại tiếng tu hú buồn

Còn không sợi tóc câu chuồn

Quả na cấp củm ngoại luồn tay con

Chùm mận chín trái xoài non

Để dành ai nữa héo hon sớm chiều

Rộng dài tấm áo thương yêu

Dù khi tơi tả giữ điều thơm tho

Quẩn quanh đồng vạc bãi cò

Mà “xương thịt” ngoại gởi cho trăm miền

Vì yêu tổ quốc mẹ hiền

Tuổi xanh các cậu hồn nhiên góp bồi

Ạ ời… ngoại ngủ đi thôi

Vườn cau nở trắng hoa rồi gió ru!

(MỘT LẦN    RU NGOẠI Thơ Nguyễn Ngọc Hưng)


Hôm nay là ngày đầu tiên tôi được nghỉ giữa kỳ. Kỳ nghỉ hai tuần này tôi sẽ chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài sân, ra sau vườn cho cá ăn, tưới nước, dọn dẹp nhà cửa, tìm vài công thức nấu ăn và thực hiện vài món ngon cho gia đình, dẫn con đi chơi và đọc sách, hẹn chồng đi ăn trưa và nhất định cả nhà sẽ cùng đi xem bộ phim Toy Story 3 vào một buổi chiều mưa gió nào đó (trời mưa và lạnh mà ngồi trong rạp chiếu phim màn ảnh rộng cũng là một cái thú). 

 Sáng nay lướt net, bất chợt đọc được một bài thơ lục bát rất nhẹ nhàng và đầy những hình ảnh thân thương của tâm hồn con người và quê hương Việt Nam , “Một lần ru ngoại” của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng, lòng tôi không khỏi bồi hồi. Tình cờ đây cũng là bài thơ đạt giải tư trong cuộc thi sáng tác thơ lục bát “Ngàn Năm Thương Nhớ” vừa được trao giải cách đây mấy ngày. 

  “Một lần ru ngoại” là một bài thơ khá dài với 28 câu liền mạch từ đầu đến cuối không phân khổ, có nhịp điệu 2/2 êm đềm và trữ tình. Toàn bài có một dấu lặng (…), không có dấu chấm, dấu phẩy nhưng mỗi dòng là một câu với ý tứ sâu sắc và hoàn chỉnh tạo nên nhịp tâm tưởng liền mạch rất đặc trưng. Ngày xưa tôi thường ít thích đọc thơ lục bát cũng như ít thích nghe những bài tango vì có lẽ do nhịp điệu đều đặn chăng? Hay do thời điểm tôi lớn lên, các thi nhân hiện đại đã bắt đầu viết nhiều thể thơ tự do, phóng khoáng, tân kỳ về cả nội dung, hình thức và kỹ thuật? Tôi cũng không biết nữa. Sau này khi bắt đầu sống xa nhà, tôi  yêu lục bát hơn và kể từ khi xa quê, mỗi khi đọc những câu thơ lục bát giản dị, nền nã, tôi lại càng thấm thía nỗi lòng của một người xa xứ được thì thầm ngâm nga câu thơ của những tác giả sống trong lòng quê hương, chuyên chở tâm tình và tư tưởng của mình qua các bài thơ lục bát.


 Bài thơ của tác giả tạo cho tôi một ấn tượng khá mạnh do từng từ, từng ý thơ dường như nói hộ lòng tôi vậy. Kỷ niệm đua nhau kéo về. Hàng cau ngoại trồng thân dài thẳng tắp trong một khu vườn đầy hoa trái, niềm vui lao động cần mẫn quanh năm bươn chải cũng đồng hành với thời gian làm hao gầy đi sức lực con người, đồng hành với các nếp nhăn, với “lưng còng”, và với nụ cười móm mém đầy trìu mến. Nhớ lắm ngoại tôi hiền từ nhưng thẳng tính và minh mẫn, nhớ lắm ngoại tôi cơ cực dặm trường suốt một đời, vất vả một mình nuôi các con. Tôi không có cái may mắn được gần ngoại như những người em họ của mình, nhưng mỗi lần gặp ngoại tôi đều cảm thấy ngoại rất gần gũi, dễ chịu và thân thương để rồi sau những cuộc gặp ngắn ngủi, trở về nhà lòng quay quắt nhớ.

  “Lâu lâu nhớ ngoại con về

 Ba bên gió thổi bốn bề nắng vương

 Mắt nhìn me dốp ổi ương

 Nhìn cau mọc thẳng mà thương lưng còng”

 

 Hình ảnh ngoại của tôi cũng y như “ngoại” trong bài thơ của Nguyễn Ngọc Hưng. Theo như lời kể của mẹ, thì ngoại tôi đã lận đận từ thuở nảo thuở nao, cũng “lắng trong gạn ngoài”, “chạy từng hạt muối củ khoai”, cũng tất tả hết ra Trung rồi lại vào Nam tìm kế sinh nhai, hết lo cho từng người con rồi đến xoay vần bên đàn cháu. Ông ngoại bị bệnh mất sớm, ngoại tần tảo nuôi mẹ và dì, rồi ông ngoại hai xuất hiện trong đời ngoại chẳng được bao lâu, ngoại chưa kịp vui với niềm vui của một người vợ, có thêm ba cậu con trai năm một nối tiếp nhau ra đời, thì ông ngoại hai qua đời. Rồi mẹ và dì được một người bà con nhận nuôi, ngoại trở vào nam lập nghiệp cùng ba cậu con trai những năm dài sau đó.

  “Từ ông như nước xuôi dòng

 Một mình ngoại phải lắng trong gạn ngoài

 Chạy từng hạt muối củ khoai

 Xuống đông ngăn bão lên đoài cản giông

 Hết lo con gái ế chồng

 Lại đàn cháu dại lông bông suốt ngày

 Mỏi mòn như chiếc cối xay

 Ngoại quay theo những vòng quay cuộc đời”

 Các cậu lần lượt lớn lên, lấy vợ, sinh con. cậu Cả giỏi nhất nhà, một tay gây dựng sản nghiệp, cuộc sống bắt đầu dễ chịu hơn cho đến một chiều mẹ nhận điện thoại của ngoại, tiếng được tiếng  mất, rằng cậu lớn đã qua đời do bị lật xe bò. Cậu Út thì hơi lãng đãng, lâu lâu ngoại và vợ con của cậu phải đăng báo hoặc lặn lội đến một xứ xa ngái nào đó để tìm cậu về, để rồi trong một lần kiếm tìm như thế, nước mắt những người đàn bà lại xối xả tuôn khi họ tìm thấy xác cậu Út bên đường do tai nạn giao thông. Ngoại lặng lẽ hơn bên hai nàng dâu hiền và bầy cháu, vẫn trồng trọt, chăn nuôi, vẫn hiền từ, vất vả và lưng không còn thẳng, những bước đi vì thế mà kém phần nhanh nhẹn. Cậu Ba ở cạnh mẹ tôi, thỉnh thoảng gia đình tôi và gia đình cậu Ba rủ nhau về thăm ngoại, các mợ và các em.

  “Rộng dài tấm áo thương yêu

 Dù khi tơi tả giữ điều thơm tho

 Quẩn quanh đồng vạc bãi cò

 Mà “xương thịt” ngoại gởi cho trăm miền

 Vì yêu tổ quốc mẹ hiền

 Tuổi xanh các cậu hồn nhiên góp bồi”


 Nhớ lần đầu tiên gặp ngoại, tôi sà vào lòng bà với cảm giác như đang ở bên một người mẹ thứ hai. Mẹ tôi giống bà lắm, từ nụ cười hiền lành đến đôi mắt ấm áp, từ giọng nói miền Trung ngọt ngào đến vóc dáng thâm thấp, tròn tròn. Những năm dạy ở Châu Đức, thỉnh thoảng tôi rủ vài đồng nghiệp chạy xe qua thăm ngoại, lần nào trước khi về lại trường, ngoại cũng cột vào xe tôi không bịch tôm khô thì cũng quả mướp, không bịch mận thì cũng quả mít.

  “Còn không sợi tóc câu chuồn

 Quả na cấp củm ngoại luồn tay con

 Chùm mận chín trái xoài non

 Để dành ai nữa héo hon sớm chiều”

 Ngoại tôi có cả thảy bảy chị em, lúc tôi còn học cấp hai, chỉ anh và chị đầu ngoại đã qua đời ở tuổi trên tám mươi, năm người còn lại thỉnh thoảng được con cháu tạo điều kiện để rồi tứ phương quay về một nơi. Chị em ai cũng gần tám mươi nắm tay nhau, ôm nhau mừng mừng tủi tủi, cười vang cả nhà mà nước mắt của niềm vui cứ chảy giọt giọt trên má.

  Ngoại rất tự hào về người em Út của mình. Mà cũng phải, ông là một Phật Tử chuẩn mực, điềm đạm, huynh trưởng cấp Dũng kiêm nhiệm trưởng ban hướng dẫn trung ương GĐPT VN từ nhiều năm trước đến nay. Còn người em kế của ngoại, mụ Thảo, cũng được ngoại nhắc đến luôn, ngoại luôn xuýt xoa về mối tình thiên niên kỷ giữa mụ Thảo và người đàn ông của mình. Từ thuở mới kết hôn cho đến giờ phút này, sáng sáng họ luôn nắm tay đi dạo bờ sông, lúc nào cũng đầu gối tay ấp, luôn nhìn nhau bằng ánh mắt trìu mến, xưng “anh anh em em” ngọt xớt, và luôn bên nhau như hình với bóng. Còn mụ Dung quả thật tôi không còn nhớ, hình như cũng đã mất cách đây vài năm.

  Ngày tôi mới kết hôn, trên đường từ Sài Gòn về Đà Lạt, ông Châu và vợ chồng tôi quyết định ghé sang thăm ngoại. Ngoại vui vì gặp em trai Út, vui vì gặp tôi và cháu rể tóc nâu đang ngồi yên ắng một góc khuất và quan sát. Ngoại ghé vào tai tôi thì thầm: “Răng hắn ít ỏi rứa con hè, tau tưởng hắn ít ra cũng xì lô xì la dăm câu ba sợi để tau nghe tiếng Tây hắn ra răng”. Tôi cười ôm ngoại vào lòng, cảm  nhận trong vòng tay tôi, ngoại gầy đi nhiều, nhịp tim ngoại hoà vào nhịp tim tôi, đập rộn ràng. Tự dưng tôi thấy buồn, giá mà có thể được một mình ở bên ngoại lâu hơn. Những ngày cuối cùng ngoại lên ở với cậu Ba ở Đà Lạt, gần nhà tôi, như thể muốn bù đắp nỗi đau chia xa từ bấy lâu nay. Để rồi sau này tôi nhận ra, lần cuối cùng tôi được gặp ngoại đó là chuyến ghé thăm ngắn ngủi kia, cái lần ngoại dúi vào tay ông xã tôi bịch chả ram dòn tan vừa mới chiên xong còn nóng hổi.

 “Con về nhặt lá trầu rơi

 Vàng lên nỗi nhớ bao lời hát ru

 Rưng rưng từ phía xa mù

 Như thầm vọng lại tiếng tu hú buồn”

 Quay trở lại với toàn bài thơ của Nguyễn Ngọc Hưng, không biết những độc giả khác thì sao chứ với tôi, có cảm giác như tác giả lấy tâm tư của tôi mà dệt nên vần điệu của bài thơ vậy. Phải chăng ngoại trong thơ anh là đại diện cho hình ảnh chung của những người phụ nữ Việt Nam thân thương đậm tính cách, tâm linh, phẩm chất trong sáng và cao đẹp vô cùng.   Ta tìm thấy trong bài thơ của anh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và lam lũ của con người gắn bó tình nghĩa với làng quê, làm nên giá trị đặc sắc và giàu truyền thống văn hoá qua những vần thơ lục bát nhẹ nhàng mà mênh mông, thuần túy mà bình dị.  Bài thơ là sự kết hợp khá tài hoa giữa nét duyên dáng của vần lục bát truyền thống với vẻ trữ tình của ý và lời thơ, là sự giao hoà giữa nghệ thuật văn hoá làng thôn với tiết tấu âm nhạc toát ra từ cảnh vật, đời sống dân dã của một tâm hồn có cảm xúc trong sáng và giác quan tinh tế.

  Xin được cảm ơn tác giả về một bài thơ hay và xúc động. Xin cho con được mượn lời thơ dịu dàng này như một dấu lặng để được ru ngoại vào giấc ngủ ngàn thu, và, bỗng dưng con nhớ ngoại lắm. Rồi con sẽ dạy cho con trai mình tình yêu thương nguồn cội, con sẽ trở về thăm mẹ con nhiều hơn ngoại ạ, để con trai con còn được nhiều lần sà vào lòng bà ngoại của nó, để được hít hà hơi ấm đầy yêu thương của bà ngoại và thốt lên rằng “cháu thương bà lắm cơ”.

   “Ạ ời… ngoại ngủ đi thôi

 Vườn cau nở trắng hoa rồi gió ru!”

VÕ THỊ NHƯ MAI

 6/7/2010



CHÀNG HIỆP SĨ NƠI THÀNH PHỐ BIỂN


                        CHÀNG HIỆP SĨ NƠI THÀNH PHỐ BIỂN

              
tamtay.vn - photo - Hoa hồng đẹp
           



      Giờ đây khi nghe nói đến Phạm Thanh Sơn ở thành phố Vũng Tàu thì hẳn có nhiều người biết rõ về anh, nhất là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực phía nam, bởi trong số họ không ít người đang sử dụng những phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin do anh lập trình.
          Tôi quen biết với anh Phạm Thanh Sơn một cách khá tình cờ. Khoảng cuối năm 2004, khi đó tôi đang ở quê Nam Định thì nhận được điện thoại của một người bạn là chị Võ Thị Ngọc Mai (hiện chị Mai là chủ tịch hội người khuyết tật Tp.Vũng Tàu), chị nói: “Giang à, chị đang ngồi với Phạm Thanh Sơn đây!”. Tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Sơn nào vậy chị?”. Chị bảo: “Phạm Thanh Sơn mới được Báo Echip phong Hiệp Sĩ  CNTT hôm vừa rồi đấy! Chị thấy Sơn và em có hoàn cảnh khá giống nhau nên điện thoại để cho hai anh em biết nhau!”. Thế rồi từ đó tôi và anh Sơn thường xuyên liên lạc, trò chuyện với nhau qua email và điện thoại, nên qua đó mà tôi đã biết được về anh, một con người từ dưới đáy tuyệt vọng đã cố gắng vùng lên chứng tỏ sức sống mãnh liệt và khả năng của mình.               

Thường ngày anh Phạm Thanh Sơn làm việc liên tục nhiều giờ trong tư thế này:

Định mệnh nghiệt ngã
          Anh kể, năm 1989, tuổi 21 tràn đầy nhiệt huyết, học xong trường Trung cấp Lâm nghiệp, anh tình nguyện ra Côn Đảo làm việc. Một năm sau thì anh trở về đất liền để đi học một khóa tin học- khi đó, tin học vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với mọi người. Hoàn thành khóa học, anh được công ty EDC tại Tp.Vũng Tàu nhận vào làm việc ở phòng Điện toán. Sau đó, anh tiếp tục ghi danh theo học lớp tại chức của Đại học Ngoại Thương và lập trình quản lý tin học ứng dụng. Khi đó với anh, tất cả mọi ước mơ, hoài bão, mọi dự tính cho tương lai đều đang ở trong tầm tay.
         Tuy vậy, người tính không bằng trời tính. Trong dịp lễ nghỉ 30/04/1994, công ty EDC tổ chức cho nhân viên đi tham quan suối nước nóng Bình Châu. Một cú nhảy bất cẩn trên tấm ván hồ bơi đã gây chấn thương nặng vào đốt sống cổ dẫn đến tình trạng tứ chi bị bại liệt hoàn toàn. Sau hai năm trời chữa chạy trong sự vô vọng và tốn kém về tiền bạc tại các bệnh viện ở Sài Gòn, gia đình phải đành lòng đưa anh về nhà.
          Giữa tuổi thanh niên sung sức với bao ước mơ, dự định sắp thành hiện thực, phút chốc anh trở thành một phế nhân, nên tinh thần của anh lâm vào tình trạng khủng hoảng cao độ. Rồi trong cơn tuyệt vọng tới cùng cực, không ít lần anh đã tìm tới cái chết hòng xem đó như là một sự giải thoát. Và một trong những lần đó là anh đã lừa cho một đứa bé hàng xóm đổ vào miệng mình gần 100 viên thuốc ngủ, nhưng ý định đó không thành vì gia đình đã phát hiện kịp thời.
         Lần thứ hai tỉnh lại trong bệnh viện, hình ảnh đầu tiên mà anh nhìn thấy là dáng vóc gầy guộc, khắc khổ của người cha khi đó đang ngồi bên giường bệnh, bất chợt trong anh trào lên một xúc cảm nghẹn ngào, anh ngộ ra về trách nhiệm của một người con với cha mẹ, anh thoáng nghĩ tới cảnh cha mẹ anh sẽ phải đớn đau, dằn vặt tới chừng nào nếu như anh, đứa con độc nhất của họ sẽ mãi mãi lìa xa. Và cũng từ giây phút đó, anh đã xác định cho mình một con đường, một lẽ sống, đó chính là phải sống để đền đáp công ơn của cha mẹ.
Dùng kiến thức để làm chủ cuộc sống
        Ban đầu thì cái dự định và quyết tâm chấp nhận hoàn cảnh để hòa nhập với cuộc sống của anh đã vấp phải không ít những khó khăn, trở ngại. Những đồng tiền ít ỏi mà cha mẹ dành dụm được đã dốc hết vào việc chạy chữa cho anh, không những thế mà gia đình anh còn phải mang nợ họ hàng, bè bạn những khoản không nhỏ. Và đúng như một câu danh ngôn đã nói: “Khi con người bị dồn vào bước đường cùng thì mọi sức mạnh tiềm ẩn sẽ bộc lộ”, câu nói đó hoàn toàn đúng với trường hợp hoàn cảnh của anh Phạm Thanh Sơn.
         Việc đầu tiên là anh thuyết phục cha mẹ đổi căn nhà mặt tiền lấy một căn nhà nhỏ trong hẻm, số tiền dư ra từ cuộc trao đổi đó dùng để trang trải nợ nần, phần còn lại anh dành vào việc mua một chiếc máy vi tính để thực hiện dự định của mình. Sau này người cha của anh Sơn có kể lại với mọi người rằng: “Thực sự lúc đó vợ chồng tôi không tin tưởng vào việc làm đó của Sơn, nhưng thấy Sơn quyết tâm như vậy nên cũng đành chiều con, cũng xem như là việc cưới vợ cho nó vậy.”
         Mua được máy tính, anh bắt đầu dạy tin học miễn phí cho những đứa trẻ quanh nhà và cũng là để ôn lại kiến thức đã học, đồng thời anh nhờ bạn bè tìm mua thêm sách tin học về đọc. Ngoài sự động viên của cha mẹ thì đó cũng là lúc anh được bạn bè xúm lại khuyến khích, giúp đỡ trong điều kiện có thể. Một thời gian sau thì anh mở lớp dạy tin học ngoài giờ cho những người đã đi làm. Công việc này mang lại cho anh niềm hứng khởi rất lớn, nó xóa đi sự mặc cảm trong anh và có được một khoản thu nhập đáng kể để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày.


            Tuy nhiên, việc dạy tin học chỉ tồn tại được hai năm thì phải dừng lại. Do phải ngồi quá nhiều nên phần mông của anh bị hoại tử, gia đình lại phải đưa anh vào bệnh viện để các bác sĩ phẫu thuật, điều trị. Sự cố đó đã khiến anh phải từ bỏ việc dạy tin học vì không thể ngồi lâu trên xe lăn, và kể từ đó anh luôn phải nằm trên giường, chiếc giường chung thân của cuộc đời anh.
         Chán nản, thất vọng nhưng không vì thế mà anh nản chí. Anh tiếp tục nhờ bạn bè mua sách để nghiên cứu việc viết phần mềm ứng dụng. Sau một thời gian tự mày mò thử nghiệm rồi cuối cùng anh đã cho ra đời sản phẩm đầu tay: “Hệ thống quản lý kế toán ASA” đó là thời điểm cuối năm 2001. Sau khi phần mềm hoàn thành, bạn bè lại chung sức giúp anh giới thiệu ra thị trường và đã có khách hàng mua phần mềm ấy với giá 6 triệu đồng. Thành công ban đầu này đã khích lệ anh rất nhiều, nó làm cho anh tự tin hơn. Danh sách khách hàng là các doanh nghiệp đặt mua phần mềm kế toán này mỗi ngày một nhiều hơn (cho tới nay đã có khoảng hơn 200 đơn vị trong cả nước sử dụng phần mềm “Hệ thống quản lý kế toán ASA” của anh). Và tháng 12/2004 thì Cục bản quyền Tác giả đã chứng nhận tác phẩm “Hệ thống quản lý kế toán ASA” cho tác giả chủ sở hữu Phạm Thanh Sơn, và cũng thời điểm đó, anh được tạp chí tin học Echip tặng danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2004”. Không tự bằng lòng và dừng lại ở đó, anh tiếp tục nghiên cứu để viết các phần mềm ứng dụng khác như: “Hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp và sự nghiệp có thu”, “Quản lý giao dịch chứng khoán”, “Quản lý tài sản cố định”,v.v... Hiện tại những phần mềm này cũng đã được thị trường đón nhận và mang về cho anh những hợp đồng có trị giá hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
          Tới năm 2008, thì anh đã chính thức thành lập công ty TNHH mang tên “Công ty sản xuất phần mềm máy tính ASA” do anh trực tiếp làm giám đốc. Công ty chuyên về làm dịch vụ tư vấn kế toán, thuế, làm sổ sách báo cáo tài chính, sản xuất phần mềm quản lý ứng dụng,v.v… Sắp tới công ty ASA sẽ triển khai mạnh mẽ về mảng viết phần mềm ứng dụng, và làm dịch vụ kế toán tổng hợp. Và tháng 11/2010 này anh cũng sẽ khai trương trụ sở mới khang trang, bề thế hơn tại địa chỉ: 72, Huỳnh Khương An, P.3, Tp.Vũng Tàu.
        Có tận mắt chứng kiến anh làm việc mỗi ngày mới thấy ý chí của anh bền bỉ đến mức nào. Hàng ngày anh làm việc liên tục từ sáng sớm tới đêm khuya trong tư thế nằm ngửa trên giường, chiếc bàn phím và con chuột máy tính được đặt trên một cái giá thiết kế đặc biệt nằm ngay phía trên bụng, hai bàn tay yếu ớt cứ thế kiên nhẫn từng chút, từng chút. Rồi tránh cho cơ thể không bị hoại tử, cứ độ 15-20 phút thì người nhà lại phải xoa bóp, vận động cho anh để mạch máu được lưu thông.
         Dù mất đi gần như toàn bộ sức lực nhưng anh vẫn đang sống thực sự hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh đã tự khẳng định nghị lực sống và khả năng, trí tuệ của mình trước hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã.
Tri ân với đời
         Một lần trong lúc trò chuyện, anh nói với tôi rằng: “Để có được thành công hôm nay thì sự cố gắng, nỗ lực của bản thân anh chỉ là một phần nhỏ bé, mà cái chính đó là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của gia đình và bè bạn. Vì vậy anh cũng muốn tri ân với đời bằng cách giúp lại cho những người thiếu may mắn như mình”.
Với cương vị là Phó chủ tịch hội người khuyết tật Tp.Vũng Tàu từ khi thành lập hội cho tới nay, anh đã luôn chú tâm và hết lòng giúp đỡ cho những người có cùng cảnh ngộ. Hiện trong công ty của anh có 10 người thì tới 7 là người khuyết tật, anh đã trực tiếp đào tạo cho họ có trình độ tin học rồi nhận vào làm việc với mong muốn sẽ phần nào chia sẻ được với họ những khó khăn mà anh từng trải qua.


        Ngoài ra, anh còn tích cực vận động một số nhà hảo tâm giúp mở một lớp dạy tin học miễn phí cho người khuyết tật. Và tâm huyết ấy của anh đã có được thành quả, khi với hơn 10 học viên của khóa học đầu tiên, sau khi hoàn thành khóa học, đều đã có công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân.
        Có thể nói, Phạm Thanh Sơn không chỉ là người có ý chí, giàu nghị lực, mà anh còn có một tấm lòng bao dung, nhân ái. Anh đã cho chúng ta thấy được những điều kỳ diệu từ cuộc sống của mình. Hy vọng rằng qua những cố gắng và thành công của anh, cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn chân xác hơn về người khuyết tật để có thể giúp đỡ, tạo cơ hội cho họ hòa nhập với cuộc sống.
Trần Hồng Giang
(Bài đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết "Người khuyết tật và Thị trường lao động" do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, tháng 11/2010)

Nguyễn Ngọc Hưng, Người Bạn Của Tôi

Nguyễn Ngọc Hưng, Người Bạn Của Tôi



                    
hoa hong dep, anh hoa hong dep, Beautiful Roses

                 
                                           Lẻ Một      
                              Ngàn cổ tích say sưa nghe tôi kể 
                              Đến chuyện cuối cùng em bỗng ngoắt ngang  
                              Đành lặng lẽ như ngàn năm lẻ một
                              Mặt trời xanh đổ bóng xuống trăng vàng .  

                            
               Nhẹ  nhàng đến ở  rồi đi

Khi sinh khóc để nhân cười
Lúc rời cõi tạm không rơi lệ buồn
Mỉm cười trước phút tay buông
Là xin cuối bể đầu nguồn hãy vui
Bao nhiêu cay đắng ngọt bùi  
Rồi tan theo nắm đất vùi xác thân
Mãn đời không để dấu chân
Sống phù vân - thác phù vân. Khác gì?
Nhẹ nhàng đến ở rồi đi
Không tranh chấp chẳng so bì với ai
Đẹp gì hơn giọt sương mai
Hà chi cơn gió thở dài gió ơi!
              Nguyễn Ngọc Hưng
(Quảng Ngãi)
            

                        NHẸ NHƯ… SƯƠNG!

Qua nhiều bạn văn nghệ ở Quảng Ngãi, tôi được biết Nguyễn Ngọc Hưng (N.N.H.) từ lâu bị bệnh nằm một chỗ, mọi sinh hoạt kể cả cá nhân cũng cần người giúp đỡ. Thế nhưng ở bên trong anh còn y nguyên một “Tâm hồn cao thượng”, một “Trái tim tha thiết”, một “Tấm lòng nhân hậu” với mình, với mọi người, với đời, đây chính là động lực tiềm ẩn để sáng tác... Bởi vậy đến nay N.N.H. đã viết và in trên 10 tập thơ; nhiều báo, tạp chí trong nước luôn chọn đăng bài của anh - đây là nghĩa cử yêu mến và để anh có điều kiện sống tốt hơn nhưng trước tiên và là lý do quyết định đăng bài vì  thơ anh hay!

          Hình như với N.N.H. cuộc đời nầy nhẹ tênh nên trong thơ anh không một chút ưu phiền lẫn vào. (Đây là trường hợp đặc biệt đáng trân trọng, bởi lẽ trong khó khăn thường tình sẽ “chịu không thấu” dẫn đến “bế tắc”...) Bài thơ “Nhẹ nhàng đến ở rồi đi” của N.N.H.  là một bài thơ như thế. Với 3 khổ viết theo thể lục bát, bài thơ đề cập đến nhân sinh quan: cuộc đời - con người - lạc quan và an nhiên.

Câu thơ mở đầu “Khi sinh khóc để nhân cười/ Lúc rời cõi tạm không rơi lệ buồn” đi thẳng vào sự “sinh” – “tử” mà mỗi số phận con người nào cũng qua, hai cảm nhận khác nhau khi sinh và lúc tử đều ở ngoài tầm tay, sinh - vui, tử - buồn ở “cõi tạm” nầy. Cái chính ở đây N.N.H. vì mọi người để đến và đi...để rồi “xin” “vui” ở “cuối bể đầu nguồn”: “Mỉm cười trước phút tay buông/ Là xin cuối bể đầu nguồn hãy vui”, ý thức chẳng “khác gì” “phù vân” cho nên sống và thác hề gì – miễn là sống sao cho đáng sống, thác thế nào đáng thác mới là chuyện cuộc đời lắm cay đắng ngọt bùi nầy. Nếu tâm thế không vững, trong khổ thơ nầy người khác trong trường hợp của N.N.H. sẽ bày tỏ nỗi niềm - bi lụy, đàng nầy khác hẳn anh an nhiên – thiền định…

Câu thơ “Mãn đời không để dấu chân”có một sức gợi cảm sâu sắc, “dấu chân” ở đây là hình-ảnh-còn-lại-của-cuộc-đời-một-con-người, ở N.N.H. mang một biểu cảm hết sức chân thật tận lòng, vì bao năm qua anh làm sao đi đâu mà “để dấu chân” ở lại! Đọc câu thơ “tĩnh” mà “xao động” lòng ta quá đỗi!
                
Kết thúc bài thơ N.N.H viết: “Nhẹ nhàng đến ở rồi đi/ Không tranh chấp chẳng so bì với ai” toát lên bao yêu thương cuộc đời. Muốn được như thế con người phải không chấp, không tham, sân, si... Và hình tượng “giọt sương mai” mà N.N.H. bắt gặp “đẹp gì hơn”: “Đẹp gì hơn giọt sương mai/ Hà chi cơn gió thở dài gió ơi!”. Câu thơ đầy cảm xúc thẩm mỹ!

Đọc xong bài thơ tôi tin (và chắc nhiều người cũng đồng cảm, tin như vậy) N.N.H. đã tìm thấy “nguồn” – “vui” mai sau còn để lại cho đời những “giọt sương mai”, giống như Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát Như một lời chia tay (1981) đã bộc bạch: “Những hẹn hò từ nay khép lại/ Thân nhẹ nhàng như mây.../ Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời/ Như một lời chia tay”. Nhạc sĩ tài danh họ Trịnh “Nhẹ nhàng như mây...” và là “Đóa hoa vàng mỏng manh” để lại..., còn N.N.H. thì “nhẹ nhàng” như “giọt sương mai” để lại... 
Có gì nhân văn và đẹp hơn !


                                                                HÒA VĂN
                                       (Đài Truyền thanh Điện Trung, Điện Bàn,
                                                                              Quảng Nam
                                                                          ĐT: 01202377263)
                       

                             
                                     MẮT NAI

Người đưa đón kẻ gọi mời
Hồng nhan chị cũng một thời long lanh
Mắt huyền mắt tím mắt xanh
Giam cầm bao gã rắp ranh mơ đào…

Giận thương chị vẫn ngọt ngào
Buồn vui chị vẫn thanh tao giọng vàng
Khuôn ngà rất mực đoan trang
Mặc ai đi tắt về ngang lối tình

Khắt khe chị tự răn mình
Không đẹp không ngắm không tinh không dùng
Người không có thủy có chung
Chị thà bóng chiếc phòng không trọn đời

Tuổi xuân con gái quá thời
Đón đưa thưa vắng gọi mời vắng thưa
Một mình đi sướm về trưa
Chiều nghiêng bóng chị cũng vừa xế qua

Dù không bão tố mưa sa
Nhan sắc chị cũng phôi pha một chiều
Vuốt ve từng vạt muối tiêu
Mà thương cái thuở mỹ miều tóc xanh

Tuổi đời như gió heo hanh
Vàng phai nắng rụng cuối cành thu sang
Vấp bao nhiêu nỗi đoạn tràng
Ngước lên chị vẫn dịu dàng mắt nai!


                     
DƯỚI CHÂN NGỌN ĐÈN

Tình em như một ngọn đèn
Soi đường tôi những đêm đen mịt mùng
Trời cao đất rộng vô cùng
Có em tôi đỡ ngại ngùng bước chân

Cho tôi ánh sáng tôi cần
Ngọn đèn chí nghĩa chí nhân chí tình
Trọn đời rạng đức hy sinh
Vì tôi em đã quên mình hư hao…

Nào tôi đâu có dạ nào
Mà em nổi trận hỏa hào ghen tuông
Trong cơn lửa cháy điên cuồng
Em đâu còn hiểu nỗi buồn trong tôi

Yêu mà yêu thế thì thôi
Tôi còn cố đấm ăn xôi nỗi gì
Xa nhau đi, xa nhau đi
Lời ma tiếng quỷ thầm thì trên môi

Thất thần ôm bóng mồ côi
Ngọn đèn em lại ru tôi đến gần
Tôi lại là con thiêu thân
Sẵn sàng chết cháy dưới chân ngọn đèn!



KHÔNG ĐỀ

Viết 1001 bài thơ tình
Nhận diện: Mình chưa có mặt
Quen biết hàng trăm cô gái
Soát mình: Chưa có tình yêu!

Tình yêu cũng giống như thơ
Phiêu phưởng xa gần không bắt được
Chợt sáng ấm trong tay rồi chợt tắt
Như là hư không

Mãi đến ngày tôi gặp em
Bản thảo xưa vất vào sọt rác
Những vần thơ mộc mạc
Mới bắt đầu giai điệu thương yêu

Người không dung mạo mỹ miều
Thơ chẳng ngôn từ trau chuốt
Hồn nhiên như thảo mộc
Bốn mùa xanh
Bốn mùa xanh…

          Nguyễn Ngọc Hưng


                   LÝ LỊCH VĂN HỌC
                       NGUYỄN NGỌC HƯNG
                                      **********

Sinh ngày: 20.04.1960
Quê quán: Hành Thịnh, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
Tốt nghiệp ĐHSP Quy Nhơn khóa 2 (1979- 1983)
Bị bạo bệnh từ năm 1983
Hiện đang sống ở Thị trấn Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi với bạn bè thời phổ thông trung học
Hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi từ năm 1993

ĐÃ IN:
1.      Cầm sợi gió trên tay- Thơ thiếu nhi, NXB Đà Nẵng,1993
2.      Lời ru trắng- Tập thơ, Sở VHTT & TT Quảng Ngãi,1994
3.      Lửa trời nhóm bếp- Thơ thiếu nhi, UB Chăm Sóc & Bảo Vệ Trẻ Em Tỉnh Quảng Ngãi, 1994
4.      Còng con tìm mẹ- Thơ thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1995
5.      Lá non- Tập thơ, NXB Đà Nẵng, 1997
6.      Gọi trăng-Thơ thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2000
7.      Lửa xanh thầm- Tập thơ, NXB, 2002 (NXB Văn học tái bản, 2003)
8.      Từ khi có phượng- Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2005
9.      Hương tuổi thơ- Thơ thiếu nhi, NXB Kim Đồng- Báo Nhi Đồng, 2007
10.   Những khúc ca trên cỏ- Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2008
11.  Bốn mùa cho bé yêu- Thơ thiếu nhi, NXB Kim Đồng. 2010

IN CHUNG:
            -  Thơ miền Trung thế kỷ XX- NXB Đà Nẵng, 1995
          -  Thầy giáo và nhà trường- NXB Giáo Dục, 1999
            -  Thơ lục bát- NXB Văn hóa thông tin, 2000
            -  Tuyển tập thơ Việt Nam1975- 2000, NXB Hội Nhà Văn, 2001
            -  99 bài thơ,Hội VHNT Quảng Ngãi,2003
            -  Văn học thiếu nhi Việt Nam - tập II, NXB Từ Điển Bách Khoa, 2004
            -  Thơ Việt Nam thế kỷ XX- Thơ trữ tình, NXB Giáo Dục, 2005
-  6 + 8 = 99 ( Thi tuyển  99 bài thơ lục bát hay thế kỷXX ), NXB Văn hóa Thông tin, 2008         
            -  vv…
                                
GIẢI THƯỞNG:
            1. Tặng thưởng Văn học cho thiếu nhi- Hội Nhà Văn Việt Nam , 1994
2. Giải thưởng cuộc thi viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi- Báo      Thiếu Niên Tiền Phong & NXB Kim Đồng 1994-1995
3. Tặng thưởng cuộc thi thơ lục bát- Báo Giáo Dục & Thời Đại 1997-     1998
4. Giải thưởng cuộc thi thơ quốc tế dành cho người tàn tật “Một trái tim- Một thế giới” năm 2000
            5. Tặng thưởng tác phẩm tài hoa- Báo Tài Hoa Trẻ năm 2002
            6. Giải đặc biệt cuộc thi thơ cho người tàn tật tỉnh Gia Lai năm 2003
            7. Tặng thưởng thơ hay trong 100 số Tạp chí Cửa Việt năm 2003
            8. Huy chương “Vì sự nghiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam ”, 2004
            9. Giải thưởng thơ Tứ Tuyệt Tuổi Ngọc- NXB Văn Nghệ TP. HCM,                    
           2008
10. Giải B – tập thơ “ Những khúc ca trên cỏ” – Ủy Ban Toàn Quốc Liên Hiệp Các Hội VHNT Việt Nam, năm 2009
11. Giải 4 cuộc thi thơ lục bát “Ngàn năm thương nhớ”, 2010

CÂY LỌC KHÔNG KHÍ






Những loại cây cảnh dưới đây không chỉ làm đẹp, mà còn làm tươi mới không khí trong phòng, nhờ tác dụng "lọc" bỏ những hơi độc như benzen, formaldehyde.

Chúng cũng nhả ra các hóa chất lành mạnh, làm sạch lại không khí. Nếu bạn muốn cải thiện điều kiện sống trong nhà, nên trồng những "chiếc máy hút bụi" tự nhiên sau:
1. Hoa cúc
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 1
  
Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn. Loài hoa này cần ánh mặt trời, vì thế hãy đặt chúng gần cửa sổ. Cũng vì là cây có hoa, nên nó không thể sống quanh năm như các loại cây cảnh trong nhà khác.
2. Hoa đồng tiền
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 2
  
Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí.
3. Hoa đỗ quyên
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 3
  
Trong khi hoa đồng tiền là lựa chọn cho mùa xuân, thì đỗ quyên có thể là lựa chọn tốt nhất cho mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ. Chúng hấp thụ chủ yếu formaldehyde - tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Vì thế, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp.
4. Nha đam
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 4
  
Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.
5. Cây nhện
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 5
  
Lá cây có khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng nhiều trong công nghiệp da và cao su. Cây chịu được khắc nghiệt, thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian chăm sóc.
6. Cây lưỡi hổ
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 6
  
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
7. Vạn niên thanh
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 7
  
Cây không cần nhiều ánh sáng mặt trời, mà lá vẫn có thể xanh ngay cả khi bạn đặt trong bóng râm. Vì thế, cây phù hợp để đặt ở phòng không có nhiều ánh sáng. Nó hấp thụ formaldehyde rất tốt.
8. Cây thường xuân
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 8
  
Mặc dù loài cây này lọc được formaldehyde, nó cũng có thể làm sạch không khí có mùi xú uế. Cây cần ánh sáng, vì thế nên đặt ở cửa sổ của nhà tắm.
9. Cây cọ cảnh
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 9
  
Cây lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách.
10. Cây huệ bình (lan Ý)
10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà 10
  
Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

VƯỜN HOA LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI DUBAI


 
VƯỜN HOA LỚN NHẤT THẾ GIỚI TẠI DUBAI

Với diện tích hơn 72.000 m2, vườn hoa Dubai Miracle Garden là nơi có hơn 45 triệu bông hoa khoe sắc.
 
Nằm tại Dubailand và gần Arabian Ranches, vườn hoa Dubai Miracle Garden bắt đầu mở cửa chào đón khách tham quan từ ngày Lễ Tình Nhân 14/2.


Mỗi khu vực trong vườn hoa đều có những tạo hình khác nhau, từ hình trái tim, ngôi sao, lều tuyết cho tới kim tự tháp...


Dubai Miracle Garden được dự đoán thu hút khoảng 1 triệu du khách mỗi năm.


Tạo hình những bông hoa sẽ được thay đổi theo từng mùa để những du khách khi muốn quay trở lại sẽ có được những trải nghiệm mới.


Hầu hết các du khách khi đặt chân tới đây đều sững sờ trước vẻ đẹp của vườn hoa lớn nhất thế giới và gọi nó là "một góc của vườn địa đàng".

Có ít nhất 45 màu sắc tự nhiên được tìm thấy trong vườn Dubai Miracle Garden.

Trong khuôn viên của Miracle Garden, có khoảng hơn 4 km đường đi bộ.

Dubai Miracle Garden đặt mục tiêu phá vỡ kỷ lục Guinness khi sở hữu bức tường hoa dài nhất thế giới.

Mặc dù đã mở cửa đón khách tham quan nhưng tổng thể vườn hoa Dubai vẫn chưa được hoàn thiện hết.


Các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ăn uống, shop đồ lưu niệm, nhà để xe nhiều tầng sẽ được xây dựng trong Miracle Garden từ giữa năm 2013.



Vườn hoa Dubai Miracle Garden sẽ đóng cửa từ tháng 6 đến tháng 9, khi nhiệt độ trung bình ngoài trời lên tới 40 độ C
sưu tầm
__._,_.___

VẺ ĐẸP CÁC LOÀI CÂY TRÊN THẾ GIỚI




   Những vườn thực vật đẹp trên thế giới
(có nhiều video kèm theo)

***
Hình thu nhỏ

Vườn bách thảo Jardim Botnico hay vườn hoa Butchart là hai trong số những khu vườn đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc tươi đẹp khiến du khách tới tham quan không nỡ rời đi.

 
 

Vườn bách thảo Jardim Botnico, ở Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với khoảng 6.500 loài thực vật, trong đó một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu vườn này thành lập năm 1808.
 

Vườn sinh thái Na Aina Kai Botanical, Hawaii. Khu vườn này được xem là "thiên đường thực vật" với nhiều loài sinh vật quý hiếm.
 
  

Vườn hoa Butchart, Canada. Đây là một trong những vườn hoa đẹp nhất thế giới, mỗi năm khu vườn thu hút gần triệu du khách thăm quan.
 

Vườn Koishikawa Korakuen, Nhật Bản. Phong cảnh cổ kính nơi đây thu hút nhiều du khách tới tham quan hàng năm.
 

 
Vườn Claude Monet, Giverny, cách thủ đô nước Pháp khoảng một giờ lái xe. Đây là một trong khu vườn ao đẹp nhất thế giới, hàng năm khu vườn đón hàng trăm nghìn khách tới tham quan.
 

 
Vườn thực vật quốc gia Kirstenbosch, Nam Phi. Khu vườn nổi tiếng này nằm dọc sườn núi phía đông của Núi Bàn ở Cape Town. Được thành lập 1913, đây là khu vườn quốc gia đầu tiên được thành lập với mục đích bảo tồn thực vật.

***